Bài vị thờ cúng, bài vị cửu huyền thất tổ

Bài vị thờ cúng, bài vị cửu huyền thất tổ

Bài vị thờ cúng, bài vị cửu huyền thất tổ

Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn, cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên

  • 0
  • Liên hệ
  • 921
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn, cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên, là thờ cúng cái nguồn gốc phàm trần của xác thân.

Nho giáo cho rằng “Cửu huyền Thất Tổ” là một hệ thống, trong đó Cha không liệt vào Thất Tổ và qui định cách thờ Tổ Tiên có thứ bậc từ dân cho đến vua như sau:

- Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhất Tổ (祖, Tổ, Ông Nội).

- Các quan Ðại Phu được thờ tới Tam Tổ (高祖, Cao tổ, Kị).

- Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ (玄祖, Huyền tổ, Sơ).

- Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ (遠祖, Viễn tổ)

Theo đó, thờ Thất tổ chỉ dành chua Vua, dân thường không được thờ. Khi muốn thờ Tổ Tiên cao hơn nữa thì người dân nói là thờ Cửu Huyền, tránh dùng chữ Thất Tổ mà bị tội phạm thượng.


 Thờ cúng 3 thế hệ ở trên là thờ cúng những người đã có công sanh, nuôi dưỡng và xây dựng sự nghiệp cho chúng ta nên người, uống nước nhớ nguồn...

  Thờ cúng 5 thế hệ sau (có cả ta):  là để nhắc nhở cho chúng ta kiếp hiện tại này phải làm những điều phước thiện và tin hiểu luật nhân quả 3 đời: quá khứ – hiện tại – tương lai đều có mối quan hệ với nhau. Dân gian có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con uống nước” hoặc câu: “Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”...

 Thực tế ít gia đình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” riêng mà thường đặt chung một ban thờ,  và không hẳn ai cũng có thể hiểu được “ngọn nguồn” mà chỉ hiểu chung là kính nhớ Tổ tiên. Cốt ở tấm lòng