Có được treo hoành phi câu đối tại nhà con thứ?

Có được treo hoành phi câu đối tại nhà con thứ?

Ngày đăng: 31/08/2023 11:15 AM

    Tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam ta, vốn đây là truyền thống là nét văn hóa tâm linh tốt đẹp. Việc bài trí bàn thờ gia tiên tại nhà hoặc trong nhà thờ tổ rất được chú trọng. trên bàn thờ gia tiên trong nhà thờ tổ thường được treo các tấm hoành phi, câu đối. Hoành phi là một tấm biển gỗ nằm ngang treo ở nhà thờ họ hoặc nhà con trưởng, chữ trên hoành phi có nội dung ca ngợi công đức của tổ tiên, của dòng họ. Vậy nhà của con thứ có được treo hoành phi không? Qua bài viết dưới đây được ĐỒ ĐỒNG VIỆT chia sẻ, mong rằng quý vị đã có câu trả lời cho mình.

    Theo phong tục xưa thì hoành phi câu đối thường sẽ được treo ở nhà con trai trưởng, con thứ sẽ không được treo. Bởi con trưởng trong nhà luôn luôn là người phải gánh trọng trách thờ phụng ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Thế nhưng ngày nay cũng có rất nhiều người là con thứ treo hoành phi câu đối trên bàn thờ gia tiên. Điều đó không có gì là hoàn toàn sai trái, với thời đại như ngày nay, quan điểm của con người cũng thay đổi dần.

    hoành phi câu đối

    Các bức hoành phi, câu đối hai bên, ban thờ, treo hình ảnh, bát hương, đỉnh đồng, đèn, nến và rất nhiều thứ khác.

     

    Dù là ai đi chăng nữa thì đều có thể trang trí không gian thờ bằng hoành phi câu đối. Đó chỉ là hình thức, cái quan trọng là ở cái tâm, cái lòng thành với tổ tiên, miễn sao cách thức treo không trái quy cách và phải giữ được tôn nghiêm, đúng với nét đẹp văn hoá thờ cúng của người Việt.

    Thật ra, nếu bạn ở thành phố thì có phần giản đơn hơn, nhưng nếu ở quê thì bạn nên tìm hiểu kỹ phong tục nơi bạn sinh ra mà có ứng xử cho phù hợp.

    Nhưng vẫn có ngoại lệ. Trong cuốn "Phong tục Việt Nam (Thờ cúng tổ tiên)", Toan Ánh có viết: "Cũng có những gia đình con thứ không phải cúng giỗ, lý ra không cần phải có một bàn thờ, nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên, người ta vẫn lập bàn thờ để thờ vọng, và để cúng vọng trong những ngày giỗ, nếu vì lý do gì người ta không thể tới nhà trưởng được, nhất là trong trường hợp xa nhà, không thể như mọi người hàng năm về dự giỗ tết".

    hoành phi câu đối

    Trong trường hợp người con trưởng không câu nệ quá thì người con thứ có thể lập bàn thờ đầy đủ hoành phi, câu đối... như ở nhà trưởng. Cho nên, khi người con thứ muốn lập bàn thờ riêng cũng như treo hoành phi, câu đối trên bàn thờ thì nên bàn với người con trưởng, cốt sao trong gia đình được yên ấm, không xảy ra xích mích chỉ vì một bức hoành phi (và như thế sẽ làm hỏng ý nghĩa của việc treo hoành phi vì chẳng tổ tiên nào lại muốn con cháu bất hòa do việc thờ tự mình mà ra).

    hoành phi câu đối

    Các hoành phi trên bàn thờ gia tiên đều tỏ lòng thành kính và ca tụng công đức tổ tiên. Bạn có thể xem vài ví dụ dưới đây:

    KÍNH NHƯ TẠI
    (nghĩa là con cháu kính trọng tổ tiên như tổ tiên lúc nào cũng tại vị trên bàn thờ)

    PHÚC MÃN ĐƯỜNG
    (nghĩa là gia đình đầy đủ dư phúc đức, ý nói nhờ có sự phù hộ của tổ tiên nên mới được như thế)

    BÁCH THẾ BẤT THIÊN
    (nghĩa là bao giờ con cháu cũng ăn ở đúng mực không thiên lệch)

    ĐỨC LƯU QUANG
    (nghĩa là đức để lại sáng)

    ĐỨC DUY HINH
    (nghĩa là đức dày, truyền có tiếng thơm)

    ẨM HÀ TƯ NGUYÊN
    (uống nước sông, nhớ nguồn)

    KHẮC XƯƠNG QUYẾT HẬU
    (để tốt lành về sau)

    SƠN CAO HẢI TUẤN
    (núi cao bể sâu)

    VIỄN ĐIỀU PHỒN DIỄN
    (ý nói dòng họ lâu đời, con cháu phồn thịnh)