Lễ mừng thọ Ông Bà, phong tục tập quán của người Việt - Lễ Khao thọ

Lễ mừng thọ Ông Bà, phong tục tập quán của người Việt - Lễ Khao thọ

Ngày đăng: 30/08/2023 09:21 AM

    Trong tâm thức dân gian, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi là có được một cái phúc lớn. Có phúc nên mới được sống lâu, con cháu đề huề. Mừng thọ chính là mừng cái phúc ấy. Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta bởi nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo cũng như sự kính trọng của con, cháu đối với bậc cao niên.

     

    Các cấp độ mừng thọ

    Tùy phong tục của mỗi nơi, lấy số tuổi tròn chục như 50, 60, 70.. tuổi để mừng thọ, nhưng lại có nơi chọn những năm tuổi: 49,59,69 tuổi để mừng thọ vì họ cho rằng số 9 là số lớn nhất trong dãy số sẽ mang đến nhiều điều tốt lành hơn. Tập quá ấy gọi là " Cửu bất khánh thập" có nghĩa " mừng chín không mừng mười. Danh xưng mừng thọ theo các tuổi chẵn chục ở tuổi 70, 80, 90 thì con cháu tổ chức mừng thọ. Chữ "Thọ" được phân gia nhiều bậc để biết được mức độ thọ nhiều tuổi hay ít tuổi.

    Tuy nhiên xã hội hiện đại lớp trẻ nhiều người còn chưa rõ nên dễ dùng lầm, do vậy cần phải hiểu rõ để sử dụng cho đúng ngữ cảnh;

    • Khao lão là lễ tổ chức lần đầu khi bước vào lão, thường là vào dịp 50 tuổi, và được gọi là " Noãn thọ" (Thọ ấm áp) hay "bán bách thiêm thọ - thọ nửa trăm"
    • Chúc Thọ là lễ mừng người thọ từ tuổi 60 trở lên
    • Trung Thọ là lễ mừng người thọ từ tuổi 70 trở lên
    • Thượng Thọ là lễ mừng người thọ từ tuổi 80 trở lên
    • Đại Thọ là lễ mừng người thọ từ 90 tuổi trở lên và được gọi là "Ráng"
    • Lão Thiêm Thọ (Thọ đỏ) gọi tắt là "Lão Thọ" 100 tuổi xưng là "kỳ dị" ( thuật ngữ riêng chỉ cho trăm tuổi)

    Một điều đáng chú ý là khi dâng trướng mừng thọ, quà mừng thọ hay tranh mừng thọ không viết "Thọ 70 (75,80...) tuổi như viếng đám hiếu mà phải ghi là " Thọ tuổi 70(75,80..)

    Ngoài ra "Vạn Thọ", "Trường Thọ" là dùng để chỉ những bậc cao niên sống trên 100 tuổi. "Phúc Thọ" là dùng chỉ cho những bậc có phước nhiều, làm phúc nhiều trong cuộc sống. Lão chung mệnh ( vui hết trọn đời). "Khánh tuế" hoặc "khánh thọ" để mừng cho các bậc đã thượng thọ hay đại thọ được tổ chức long trọng, tôn kính. " Đạo thọ" là chỉ những bậc tu hành nhiều năm, người có nhiều công đức...

    Tổ chức lễ mừng thọ

    Trong xã hội truyền thống của người Việt lễ mừng thọ thường nhằm  dịp sinh nhật hay ngày xuân đầu năm ( dip tết Nguyên đán). Đây là dịp để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ. Lễ tổ chức to hay nhỏ đều thể hiện được niềm vui của gia đình vì có người sống thọ. Mỗi xã,phường ngày này hầu hết đều có hội Thọ của các cụ cao tuổi. Các lão ông, lão bà được trọng vọng như nhau. Khi các cụ bảy, tám mươi tuổi các cụ trong hội Thọ đều tổ chức đến chúc mừng, trao thư, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm. Nhũng dịp như thế này mang lại tình cảm gắn kết các cụ và tình cảm ấm áp của con cháu. Gắn kết tình nghĩa xóm làng để các cụ không cảm thấy cô đơn lúc tuổi già, sức yếu đồng thời con cháy được hãnh diện với bà con lối xóm vì nhà có "Phúc" mới có cha mẹ sống thọ

    Trong lễ mừng thọ ngày xưa có lễ dâng rượu, dâng đào rồi mỗi người lạy 2 lạy rưỡi, khách hoặc họ hàng có lời chúc, câu đối và quà mừng, có nhà còn mời cả phường hát đến góp vui, lễ mang tính nhân văn là nhiều. Ngày nay con cháu thường tặng hoa, quà, tranh, đồ quý giá..bà con biếu thường là "phong bì". Đâu đó còn có những người lợi dụng dịp mừng thọ làm cái cớ để người khác trả ơn hay hối lộ..những cái đó đang làm mất dần ý nghĩa tốt đẹp, tính nhân văn của việc mừng thọ.

    Để lưu giữ tính nhân văn truyền thống Đồ đồng Việt  xin giới thiệu seri quà tặng "Tranh mừng thọ" bằng đồng mỹ nghệ, sang trọng, lịch sự, độc đáo với cách làm thủ công. Treo tranh mừng thọ bằng đồng ở những vị trí sang trọng trong nhà thể hiện được tình cảm của con cháu với bố mẹ, ông bà đồng thời cũng răn dạy con cháu bổn phận ăn ở có trước có sau với người đời và xã hội.

    >> XEM MẪU TRANH MỪNG THỌ ĐẸP TẠI ĐÂY