Bát hương đồng, tìm hiểu về thờ cúng bát hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Bát hương đồng, tìm hiểu về thờ cúng bát hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Ngày đăng: 30/08/2023 09:34 AM

    Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng, thông thường có 3 cấp bậc

    - Thờ Phật:cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

    - Thờ Thần:thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

    - Thờ gia tiên:họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

    Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời - Phật - Thánh - Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

     

     

    Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.

    Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trơh, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?

     

     

    Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng.

    Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...).

    Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

     

     

    Việc bốc bát hương phải nhờ thầy, đó là thầy chùa (sư) hoặc pháp sư (người tu tại gia). Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.