ĐỊA CHỈ CHẾ TÁC BÀI VỊ THỜ CÚNG ÔNG BÀ, CHA MẸ VU LAN BÁO HIẾU

ĐỊA CHỈ CHẾ TÁC BÀI VỊ THỜ CÚNG ÔNG BÀ, CHA MẸ VU LAN BÁO HIẾU

Ngày đăng: 24/08/2024 04:28 PM

    Những vật phẩm thường xuất hiện trên bàn thờ bao gồm: bát hương, đỉnh thờ, mâm bồng, đôi hạc, lọ hoa, ngai chén và không thể thiếu bài vị. Đặc biệt là tại nhà thờ Tổ, nhà thờ họ. Vậy bài vị là gì? Lập bài vị thờ Tổ tiên cần chuẩn bị những gì? Những thắc mắc này sẽ được Đồ Đồng Việt giải đáp qua bài viết dưới đây.

    1: Bài vị là gì? Ý nghĩa bài vị trên bàn thờ cúng gia tiên

    1.1. Bài vị là gì?

    Bài vị hay còn gọi là long vị dùng để đề tên người đã khuất trên bàn thờ gia tiên. Bài vị thường là cái thẻ bằng giấy hoặc bằng gỗ mỏng, ở giữa bài vị ghi họ tên chức tước. Hai bên ghi năm sinh, năm mất của người được thờ. Gia đình nào có điều kiện sẽ đặt bài vị trong cỗ ngai hoặc cỗ khám.

    Ngày nay, bài vị được lưu truyền nhiều đời nên gia chủ chọn tấm bài vị bằng đồng thay cho bài vị làm từ gỗ, giấy như xưa. Bài vị bằng đồng có vẻ đẹp tinh xảo khiến phòng thờ thêm trang nghiêm và có độ bền lâu, không mối, mọt, cong, vênh.

     

    1.2. Ý nghĩa bài vị trên bàn thờ cúng gia tiên

    Theo tín ngưỡng phương Đông, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong nhà, nơi đây được xem là "chốn về ngự" của thần linh, tổ tiên. Người Việt cho rằng "trần sao âm vậy", con cháu muốn no đủ, bình an thì phải chăm chút cho bàn thờ gia tiên đầy đủ, tươm tất. Có như vậy mới mong được tổ tiên phù hộ độ trì.

    Bài vị được xem như linh hồn của người đã mất. Vì vậy, đây là vật biểu trưng cho tâm linh và mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hoài niệm, thương nhớ của các thế hệ cháu con đối với tổ tiên.

    2. Có mấy loại bài vị

    Bài vị có nhiều loại, chế tác từ các chất liệu khác nhau, hoa văn, điêu khắc cũng khác nhau. Theo chất liệu có 3 loại bài vị phổ biến: bao gồm bài vị bằng gỗ, bài vị bằng đồng và bài vị bằng đá.

    Bài vị bằng đá được chạm khắc từ đá cẩm thạch, đá hoa cương. Bài vị có độ bền cao trang nghiêm, uy nghi. Ngày nay, ngoài chạm tay, bài vị được chạm bằng laser nên khá sắc sảo và đẹp.

    Bài vị bằng gỗ cũng dễ dàng khắc hoặc laser trên đó, hiện nay, người ta khảm trai vào bài vị cho thêm trang trọng, sắc nét. Họa tiết trên bài vị gỗ là hoa sen vừa gợi nhớ về người thân mà vẫn giữ được uy nghiêm, trang trọng. Tuy nhiên, bài vị gỗ thường kém bền do mối mọt, ẩm mốc, gây mất thẩm mỹ.

    Bài vị bằng đồng là vật liệu phổ biến được chọn làm, chạm trổ họa tiết, cho cảm giác sang trọng, quyền quý. Bài vị bằng đồng có độ bền cao, khi sử dụng, gia chủ cần lau chùi thường xuyên để bài vị luôn sáng đẹp.

    3. Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị thờ

    3.1. Lựa chọn kích thước

    + Trong lòng bài vị cao từ 13cm - 21cm, rộng từ 3cm - 4cm, để viết chữ.

    + Kích thước tổng thể: Cao 38cm (cung Tài chí, Tiến bả) X Rộng 17cm (cung Thêm đinh ,Tài vượng).

    Cao 41cm (cung Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm (cung Lợi Ích)

    Cao 61cm (cung Tài lộc, Lợi ích) X Rộng 21cm (cung Đại cát, Tiến bảo).

    Hoặc  chọn theo kích thước Lỗ Ban.

    + Số chữ viết trên bài vị nên chia hết cho 4, nếu không thì chia cho 4 dư 3 (không dư 1, dư 2) theo cách đếm 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính. Người mất là nam phải (dư 3) vào chữ Linh, nữ phải (chia hết) vào chữ Thính là được.

     

    3.2. Nội dung cần có trong bài vị

    Chữ viết trên bài vị là chữ Hán Nôm từ phải qua trái, dọc từ trên xuống.

    + Hàng chính giữa ghi vai vế của người có tên trên bài vị ông sơ = cao tổ khảo, bà cố = tằng tổ tỷ, ông nội = tổ khảo, cha = hiển khảo.

    Sau đó là tên (gồm tên chính = tên húy, tên tự, tên hiệu, ….

    Bài vị mẹ hoặc bà cần ghi theo tước vị của cha, ông rồi mới ghi họ của ông + nguyên phối.

    + Theo hướng từ trong nhìn ra, hàng bên trái ghi ngày tháng năm sinh của người có tên trên bài vị. Hàng bên phải ghi ngày tháng năm mất.

    + Cuối cùng ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị” hoặc “chi Linh vị”.

    Bài vị thường lưu giữ 5 đời kể từ người chủ cúng, đời thứ 6 thường thiên di vào nhà thờ tộc họ hoặc đem đốt.

     

    4. Cách bài trí bài vị trên bàn thờ đúng nhất

    Theo ông Lê Quang Khang - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì "Bàn thờ gia tiên được thiết lập với hai lớp. Lớp trong được kê sát tường hậu là rương lớn, bày bài vị".

    Đối với các trưởng Họ, trưởng Chi, thần chủ của họ và của chi không thay đổi. Thần chủ của gia chủ sẽ thay đổi theo tục thờ 5 đời. Tức là trên bàn thờ chỉ có 4 bài vị ghi tên 4 thần chủ theo thứ tự cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha.

    Đời sau, ông tứ đại thành ông ngũ đại thì gia chủ nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi và nhắc lần lượt lên.

    Ngày nay, nhiều gia đình thường chọn di ảnh thờ hoặc tượng chân dung thay thế bài vị.

    Đồ Đồng Việt là đơn vị chuyên chế tác tượng đồng, đồ thờ bằng đồng và bài vị bằng đồng. Bài vị chế tác tại chúng tôi có độ tinh xảo cao, chất liệu được chọn là đồng nguyên chất.