KÍCH THƯỚC BÀN THỜ GIA TIÊN CHUẨN PHONG THỦY CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?, Bàn thờ gia tiên là thứ không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà. Nhưng đặt bàn thờ theo tuổi cũng rất quan trọng. Việc làm bàn thờ gia tiên theo kích nươc bao nhiêu mới chuẩn phong thủy để cuộc sống , công việc gia đình được tốt đẹp. Vì ông bà ta đã có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dưới đây, ĐỒ ĐỒNG VIỆT chia sẻ bài viết này cùng quý vị tham khảo thêm.
Bàn thờ Gia Tiên có nhiều tên gọi khác nhau như : Bàn thờ, Sập Thờ, Án Thờ, Án Nhang, Tủ Thờ ... tại đây xin gọi chung là Bàn Thờ
Kích thước bàn thờ được tính bằng cm, luôn là số lẻ bởi số lẻ là số dương (để hướng về cõi âm), kích thước được chọn vào các cung đỏ (cung đẹp) trên thước Lỗ Ban và kích thước thường dùng hợp phong thủy là
Chiều ngang (dài): 127 cm ; 155 hoặc 157 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm ...
Chiều sâu (rộng): 61 cm; 69 cm; 81 cm, 97 cm, 107 cm, 117 cm, 127cm ...
Chiều cao : 107 cm, 117 cm, 127 cm ...
Kích thước mặt bàn thờ phải đủ lớn để có thể trưng bày những đồ thờ như:
Sau đây là một số yếu tố vật phẩm không thể thiếu trên mỗi bàn thờ gia tiên đầy đủ. Đồng thời cũng là lời giải chính xác cho câu hỏi: trên bàn thờ gia tiên gồm có những gì? Sau đây một số đồ thờ khi lập bàn thờ gia tiên:
Mâm Bồng – đĩa đựng hoa hoa quả
Nậm đựng rượu và ngai chén bằng đồng
Các bức hoành phi và câu đối bằng đồng
Việc lựa chọn kích thước bàn thờ cũng phụ thuộc rất lớn vào kích thước không gian nơi thờ phụng. Những bàn thờ đặt ở phòng khách mà phía trước có bộ salong thì nên có kích thước, màu sắc và kiểu dáng phù hợp cân đối với bộ bàn ghế.
Bàn thờ đặt trong phòng thờ thì không nên rộng ngang hết bức tường, hai bên nên có khoảng trống để lau chùi dọn dẹp bàn thờ được thuận tiện. Đối với những căn hộ chung cư, chiều cao trần nhà bị hạn chế thì không nên đặt bàn thờ quá cao. Những căn hộ có chiều cao trần nhà 2,4m-2,8m thì chỉ nên đặt bàn thờ có chiều cao 107 cm - 117 cm để tránh muội hương bám đen trên trần nhà.
Những loại gỗ hợp phong thủy tâm linh để đóng bàn thờ được cha ông ta lựa chọn là: Gỗ gụ, gỗ dổi, gỗ mít, gỗ hương, gỗ vàng tâm. Những loại gỗ này có tinh dầu thơm, vừa bền lại vừa dẻo dai, các họa tiết trạm trổ đục thông phong sau hàng trăm năm vẫn không bị gãy.Tuy nhiên, gỗ vàng tâm độ chịu lực kém nên ít được lựa chọn để đóng bàn thờ, gỗ này chủ yếu dùng để đục các họa tiết và làm ván thưng cho các bàn thờ có khung bằng gỗ dổi hoặc gỗ gụ.
Gỗ Mít ta có nhược điểm là hay bị khoáy gỗ, nên nhũng thờ lớn có tấm lá mặt to sẽ khó tìm gỗ. Loại gỗ mít mới nhập khẩu từ Nam Phi có độ co giãn mạnh và hay bị cong vênh nên cũng chưa được khách hàng khó tính ưa chuộng .
Gỗ hương (Việt Nam , Lào) đóng bàn thờ rất tốt, tuy nhiên giá thành rất cao bởi giá gỗ quá đắt, chỉ có những gia đình có điều kiện kinh tế mới sắm được. Gỗ hương nhập khẩu từ Nam Phi cũng đang được khách hàng quan tâm, tuy nhiên những loại gỗ này hay bị nứt, và giòn nên các họa tiết đục nhỏ không được bền như gỗ gụ, gỗ dổi. Vì vậy, Bàn thờ gia tiên hiện nay chủ yếu được đóng bằng gỗ gụ và gỗ dổi.
Những loại gỗ nặng như: đinh, lim, sến, táu ... không phù hợp để đóng bàn thờ gia tiên, từ xa xưa các cụ đã cho rằng loại gỗ này chỉ thích hợp làm nhà, không phù hợp để đóng đồ thờ vì nó quá "nặng mình".
Cấp Thượng: được đóng rời đặt lên trên cấp hạ: Cấp Thượng có chiều cao 20 cm hoặc 30 cm để đảm bảo tổng chiều cao của bàn thờ có số đẹp hợp phong thủy. Ví dụ cấp Hạ cao 127 cm + cấp Thượng cao 30 cm = 157 cm là số đẹp hợp phong thủy cho bàn thờ.Cấp Thượng để Ngai Thờ - Khám Thờ hoặc Ảnh thờ, vì vậy có chiều sâu thích hợp là 38 cm, 45cm hoặc 50 cm
Cấp Hạ: được đóng rời tương tự bàn thờ 1 cấp, nhưng có chiều sâu đủ lớn để khi đặt cấp Thượng lên trên, mặt bàn thờ vẫn còn đủ chỗ để đặt bát hương và các đồ thờ khác. Chiều sâu của cấp Hạ thường được lựa chọn là: 117 cm hoặc 127 cm .
Một số gia đình có đủ không gian thì lựa chọn đóng 2 cái bàn thờ độc lập kê sát nhau. Khi đó bàn thờ Cấp Thượng cao hơn bàn thờ cấp hạ từ 20-30 cm.
Bàn thờ 3 cấp là loại bàn thờ có đóng 3 cấp ở trên mặt bàn thờ gọi là cấp Thượng - Cấp Trung - Cấp Hạ.
Cấp Thượng: được đóng rời đặt lên trên cấp trung: Cấp Thượng có chiều cao 20 cm hoặc 30 cm để đảm bảo tổng chiều cao của bàn thờ có số đẹp hợp phong thủy.
Cấp Thượng để Ngai Thờ - Khám Thờ hoặc Ảnh thờ, vì vậy có chiều sâu thích hợp là 38 cm, 45cm hoặc 50 cm
Cấp Trung: được đóng rời đặt lên trên cấp hạ: Cấp Trung có chiều cao 20 cm-30cm , đảm bảo tổng chiều cao của bàn thờ có số đẹp hợp phong thủy.
Cấp Trung để bộ đỉnh hương hoặc Ảnh thờ, vì vậy có chiều sâu thích hợp sau khi trừ đi chiều sâu của cấp thượng còn lại là 30-38 cm
Cấp Hạ: được đóng rời tương tự bàn thờ 1 cấp, nhưng có chiều sâu đủ lớn để khi đặt cấp Thượng và cấp Trung lên trên, mặt bàn thờ vẫn còn đủ chỗ để đặt bát hương và các đồ thờ khác. Chiều sâu của cấp Hạ thường được lựa chọn là: 147 cm hoặc 157 cm . Một số gia đình có đủ không gian thì lựa chọn đóng 3 cái bàn thờ độc lập kê sát nhau có độ cao thành 3 cấp.