Phật A Di Đà là biểu tượng cho thế giới Cực Lạc. Ngài được thờ trong các hệ thống chùa, tịch xá, tu viện và hiện nay có nhiều gia đình thờ phụng tượng Đức Phật tại gia. Nhưng cách thờ Phật A Di Đà tại gia như thế nào là tốt, không phạm phải điều kiêng kỵ? Tham khảo nguyên tắc thờ Ngài trong bài viết sau đây.
Phật A Di Đà được phiên âm từ Amitabha có ý nghĩa là ánh sáng vô lượng, hay còn được biết với tên gọi Amida hoặc Amitayus nghĩa là thọ mạng vô lượng. Ngài là một trong những vị Đức Phật trong Phật Giáo đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và biết đến với vai trò của một thế lực cứu độ chúng sinh, Đức Phật vô lượng thọ vô lượng quang.
Đặc điểm mà ta có thể nhận thấy rõ nhất ở Phật A Di Đà với các với vị Phật khác đó là có chữ “Vạn” trên ngực, biểu tượng của điềm lành và may mắn.
Tới nay, chưa một học thuyết nào chứng minh được Đức Phật Thích Ca có thật sự nói về phật A Di Đà hay không, hay người chỉ là một sản phẩm của học giả. Phật A Di Đà lần đầu được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng bằng chứng khảo cổ lại chỉ tìm thấy kinh Vô Lượng và các ghi chép về Phật A Di Đà vào khoảng thế kỷ 1 TCN.
Theo Đại Kinh A Di Đà, Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, Phật A Di Đà từng là một vị tăng tên là Pháp Tạng – Dharmākara trong 1 kiếp trước, ngài nguyện đắc quả Phật sẽ tịnh hóa và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh, đẹp đẽ nhất. Sau đó Dharmākara đắc đạo trở thành Phật A Di Đà, cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Cực Lạc tịnh độ ở Tây phương. Từ thế giới ấy, người sẽ đón những chúng sinh đã khuất và dẫn dắt họ tái sinh trong thế giới tịnh độ của Ngài.
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A Di Đà được thờ sớm nhất trong lịch sử, người được coi là Đức Phật ở kiếp trước. Trong Tam Thế Phật thì ngài là đại diện của quá khứ, do đó tượng ngài thường được đúc màu đỏ, tượng trưng cho màu của mặt trời lặn ở phương Tây.
Phật A Di Đà xuất hiện với 48 đại hạnh nguyện lớn, là hiện thân của con người đức độ, an lành, tốt đẹp, giúp con người thoát khỏi ải khổ, cùng cực hướng tới cái thiện, tạo phúc cho chính mình. Phật A Di Đà còn mang tới sự bình an, tịnh tâm để con người có sức khỏe vững mạnh qua mọi kiếp nạn dẫn dắt những người đã mất về với thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Trong cõi Niết bàn, “đời người là bể khổ” nhưng khi thấu hiểu được chân lý đó, tránh xa những tham lam sân si nghi mạn ác kiến của cuộc đời thì sẽ giác ngộ cho mình với cuộc sống thanh tịnh, bình yên, hạnh phúc. Hình tượng A Di Đà sẽ giúp con người nhìn lại mình và hướng đến tương lai tốt đẹp, bởi lẽ ngài là đại diện cho quá khứ – mặt trời lặn ở phương Tây.
Để thỉnh tượng Đức Phật A Di Đà về thờ tại gia, thì trước hết là tâm gia chủ phải hướng về Phật, một lòng tôn kính ngài, không thỉnh theo ngẫu hứng hay nghe theo lời thầy cúng. Đồng thời không nên có lỗi suy nghĩ thờ Phật để cầu tài lộc, công danh, diệt trừ tai họa, mà chỉ được hướng đến sự thanh tịnh, an nhiên, hướng thiện.
Tượng Phật A Di Đà có nhiều hình dáng khác nhau, mỗi hình dáng lại thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, gia chủ nên tham khảo sự hướng dẫn của các sư thầy trong chùa để chọn được pho tượng phù hợp với gia đình. Gia chủ có thể tham khảo một số mẫu tượng sau đây:
Tượng Phật A Di Đà ngồi thiền tịnh trên đài sen: với thế tay kết định ấn, một tay giữ bát, tượng biết đến với ý nghĩa hàng phục ma quỷ. Tượng có tư thế ung dung, tự tại, sự kiên định tĩnh tâm, ngăn chặn mọi sự quấy phá của quỷ dữ.
Tượng Đức Phật A Di Đà phóng quang: là hình tượng Đức Phật A Di Đà đứng trên đài sen. Ngài mặc áo dài chạm đất, vắt chéo vạt để lộ ngực và biểu tượng chữ Vạn, nhục kế đỉnh đầu. Ánh mắt của Ngài nhìn xuống, hiền từ và nhân hậu, tay trái đưa lên trước ngực, tay phải duỗi xuống mang ý nghĩa sẵn sàng cứu vớt chúng sinh đang rơi vào bể khổ, thoát khỏi chốn lầm than, cơ cực.
Bên cạnh việc chọn thỉnh mẫu tượng phù hợp, gia chủ nên mời các sư thầy làm phép, tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn cho tượng trước khi về nhà thờ phụng.