Tượng đạt ma sư tổ bằng đồng hun màu giả cổ
Pho tượng đồng Đạt Ma Sư Tổ bằng đồng mang ý nghĩa biểu tượng của sự bình an, chuyên hóa giải những nổi buồn của con người, bảo vệ chúng ta. Vậy nên việc đặt tượng Đạt Ma trong nhà được nhiều người lựa chọn.
Danh hiệu Đạt Ma của Ngài có nghĩa là rộng lớn, thông đạt. Danh hiệu này được vị tổ thứ 27 của nhà Phật là Bát Nhã Đa La ban cho sau khi nhận thấy hoàng tử (Bồ Đề Đa La) đã thông đạt chư pháp. Kể từ đó, ngài trở thành vị tổ thứ 28 (truyền nhân của vị tổ 27).
Bồ Đề Đạt Ma nghe theo lời thầy xuất dương tìm hiểu thế sự, truyền pháp và giác ngộ cho con người. Đạt Ma đi mãi và đến Trung Hoa, gặp được vua Lương Vũ Đế, vốn là người sùng đạo Phật nên đã cho xây rất nhiều chùa chiền. Tuy nhiên, khi Đạt Ma giảng giải với vua về việc tích đức để đời thì vua không lĩnh ngộ được. Từ đó, Bồ Đề Đạt Ma thấy rõ là chưa phải lúc để truyền pháp tại Trung Quốc.
Rồi ngài tiếp tục đi, băng qua sông Giang Bắc, qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn, và tu thiền định 9 năm quay mặt vào vách núi, không nói bất cứ điều gì. Cũng tại đây, Huệ Khả đã hữu duyên gặp được ngài, và để lại truyền thuyết bất hủ về tinh thần quyết tâm học đạo của Bồ Đề Đạt Ma.
Ngài được xem là người truyền bá và sáng lập ra Thiền Học và Võ Thuật tới Trung Quốc. Cũng theo truyền thuyết, môn võ Thiếu Lâm Tự là do ngài truyền dạy. Ngài cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc
Hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma gắn liền với hình ảnh Dữ Tợn. Chân dung của ngài được khắc họa với bộ râu xồm xoàng, đôi mắt luôn trợn trắng, mày quặm lại, đi chân trần, khoác áo choàng, tay thì cần thiền trượng.
Với hình tượng này, nhiều người tin rằng đặt tượng Đạt Ma trong nhà khả năng trấn trạch, ngăn chặn được năng lượng xấu ảnh hưởng đến gia chủ cũng như tăng thêm sức mạnh cho gia chủ tránh tà ma quấy nhiễu