Ý nghĩa tượng nghê trong phong thủy, Nghê hay còn gọi là Ngao, là một động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể từ sư tử và chó dữ, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền miếu. Nguồn gốc, ý nghĩa, đặc điểm tạo hình con nghê trong các đồ thờ cúng có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nghê là linh vật bản địa hóa từ Kỳ Lân, do người Việt sáng tạo ra, khác hẳn với kỳ lân hay sư tử. Nghê là hóa thân của con chó, được nâng tầm lên để ngang hàng với Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và khác với sư tử của người Trung Quốc. Nghê là Linh vật bản địa của người Việt Nam. Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các thứ tà ma, ác quỷ.
Trong các hiện vật khảo cổ trước giai đoạn nhà Hán (thế kỷ I đến thế kỷ IX) được tìm thấy tại Việt Nam, không có linh vật nào là con Nghê. Khi nhà Lý xây dựng nền độc lập quốc gia Đại Việt thì biểu tượng Nghê đã được định hình ở các công trình kiến trúc nghệ thuật như Hoàng Thành Thăng Long, chùa Phật Tích, chùa Dâu. Điều này cho thấy, sau nghìn năm Bắc thuộc trong suốt Thiên niên kỷ thứ I, rất nhiều thành tố văn hóa Trung Hoa đã thâm nhập và hòa đồng cùng với văn hóa của người Việt. Biểu tượng Nghê chỉ là một thành tố trong vô số thành tố văn hóa mà người Việt đã học hỏi. Được thêm bớt từ văn hóa Hán để biến thành sản phẩm văn hóa của riêng họ.
Xét từ nguồn gốc hình thình, con Nghê chính là một linh vật thuộc về tín ngưỡng thờ cúng tâm linh. Thời xưa, Nghê thường được đặt ở 2 bên cửa đình, chùa, đền với mục đính ngăn chặm tà ma, mà quỷ quấy phá. Con Nghê cũng dùng để trấn trạch, tránh vận khí xấu. Đặt Nghê ở vị trí trên cao nhìn xuống, có thể đoán đọc kiểm soát tâm hồn, suy nghĩa của con người. Ngoài ra, đặt con Nghê trước cửa nhà có tác dụng trấn trạch, hóa giải điềm hung, sát khí vào nhà. Tuy nhiên vì linh vật này sát khí nặng, cần thực hiện đúng phong thủy, đúng cách nếu không muốn bị tác dụng ngược.
Nghê cũng có thể làm cân bằng Âm Dương, góp phần mang tại phong thủy tốt cho không gian. Người ta cũng đặt con Nghê tại các lăng mộ. Việc này được cho là để canh gác giấc ngủ cho người thân, giữ cho họ ra đi thanh thản. Ngày nay, trong các đồ vật thờ cúng như đỉnh thờ thường có hình ảnh con Nghê. Việc đặt con Nghê trên ban thờ nhằm mục đích hóa giải sát khí, trấn trạch cho ban thờ gia tiên.
Xét về mặt tạo hình, Nghê là con vật có bốn chân. “Có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng sư tử” (Bùi Ngọc Tuấn, 2011). Đây là một linh vật hư cấu nên nó không có hình dáng cố định như hổ hay sư tử mà luôn có sự biến đổi “thiên biến vạn hóa.” Trong các tư liệu lịch sử của Việt Nam, chưa tìm thấy bất cứ một quy định nào của triều đình về thể thức tạo hình của con Nghê.
Vì vậy, có thể đặt giả thuyết con Nghê là một linh vật được hình thành trên nền tảng văn hóa dân gian Việt Nam với các đặc trưng văn hóa bản địa. Lại có sự kết hợp với các biểu tượng được du nhập từ Trung Hoa và Ấn Độ. Khi văn hóa đạo Nho từ Trung Hoa ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, linh vật canh cửa cũng được “nâng cấp” cho tương xứng với những vai trò và vị trí mới. Các nghệ nhân dân gian xưa đã thêm vào nhiều đặc tính “mới” từ Lân/Lân mã/ Long mã/ Li để thêm thắt vào con Nghê.
Khi con Nghê đã được định hình trong văn hóa Việt Nam, nó được lấy thêm nhiều đặc điểm của các linh vật khác như hổ, sư tử, rồng, lân,… Thậm chí là khỉ, tương ứng với những dáng, thế khác nhau tùy thuộc vào vai trò và vị trí của mỗi biểu tượng. Tuy nhiên, đặc tính của con vật “canh cửa” vẫn là một đặc điểm nổi trội nhất của con Nghê. Có lẽ vì vậy mà từ “chầu” trong thành ngữ “phượng múa Nghê chầu” đã trở thành một đặc tính quan trọng để nhận dạng con Nghê trong văn hóa Việt Nam.