Thiên Thủ Thiên Nhãn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau. Ngài được nhân dân hết mực tôn kinh vì sở hữu trí tuệ cao siêu cùng tình thương bao la vô bờ bến đối với chúng sinh. Cùng tìm hiểu thêm về sự tích Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, ý nghĩa tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và cách thờ sao cho đúng trong bài viết sau. Hãy tham khảo thêm một số mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp tại Đồ Đồng Việt nhé!
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn tên đầy đủ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại. Đồng thời, ngài cũng được biết đến với rất nhiều các tên gọi khác như Thiên Thủ Thánh Quán Âm, Thiên Thù Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Tý Quán Âm,… Danh xưng được lưu truyền của Ngài tại Việt Nam chính là Quán Âm Tứ Tại.
Trong các tư liệu về Phật giáo, Ngài là Bồ Tát có vị trí đặc biệt quan trọng, được thờ rộng rãi tại các đền chùa. Theo Thiên Thủ Kinh, Ngài chính là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cõi Tây Phương, nơi Phật A Di Đà cai quản. Luận bàn về tên gọi Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn thì Thiên có nghĩa là nhiều; Thủ là tay; Nhãn là con mắt; Quan là thấu suốt; còn Thế nghĩa là trần gian; Âm là âm thanh. Từ đó, có thể suy ra rằng đây là vị Bồ tát có nghìn tay nghìn mắt, có thể soi chiếu hết cõi trần gian, thấu đạt hết những nỗi khổ đau, bi phẫn của con người.
Sự tích kể lại rằng xưa kia có vị vua sinh được 2 người con gái đầu lòng. Không khỏi lo lắng, ông cầu trời khấn phật mong cho hoàng hậu sinh được cậu con trai. Tuy nhiên, đến người thứ ba thì vẫn lại là con gái. Ông giận trời phật không thương mình nên đặt cho cô gái út là thứ Ba. Khi về già, vua muốn công chúa Ba đi lấy chồng để còn truyền ngôi cho phò mã. Không giống 2 chị, công chúa Ba không mặn mà gì với chốn cung điện giàu sang. Nàng đam mê kinh Phật và muốn hiến mình cho đạo Phật.
Vì công chúa không muốn lấy chồng nên khiến vua cha giận lắm. Bèn cho bắt giam nàng ở phía sau hoàng cung. Một hôm, khi vua và hoàng hậu đi dạo, công chúa Ba liền đến thăm hỏi. Đức vua yêu cầu nàng bỏ không tu hành nhưng nàng vẫn một mực xin được chấp thuận cho xuất gia.
Vua vờ chiều theo ý con và để nàng đến chùa Bạch Tước tu. Đồng thời, bí mật lệnh cho các nhà sư tại đây làm sao để khiến nàng cực khổ không chịu nổi, phải đòi hồi cung lấy chồng. Tuy nhiên, mọi vất vả đều không làm nàng nhụt chí. Quá tức giận, vua liền cho thiêu cháy chùa và chém đầu hết các nhà sư cùng Ni Cô. Nhưng khi ngọn lửa nổi lên cũng là lúc mưa to xối xả dập tắt ngay lập tức. Vua bắt công chúa về xử tử nhưng trời tiếp tục nổi bão đánh văng lưỡi đao.
Nhà vui tiếp tục bắt công chúa treo cổ thì bất ngờ xuất hiện con cọp trắng lến phòng đến cứu công chúa, đưa nàng lên chùa Hương Tích để tu. Thú dữ trong khu rừng đều bị cảm hóa, ngày ngày đến nghe nàng giảng kinh và chia nhau giúp đỡ các công việc hàng ngày. Đức vua sau đó bị bệnh hủi, da lở loét còn các ngón tay và chân rụng dần. Mọi thần y ai cũng đều bó tay không tài nào chữa khỏi. Công chúa Ba tu hành đến khi đắc đạo thì khoác áo Ni Cô. Để chữa bệnh cho cha, nàng liền tự chặt 2 cánh tay và moi 2 con mắt của mình. Rồi nàng đến cõi Niết bàn, độ cho cha mẹ và 2 chị được thành Phật.
Hình tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đại diện cho những bài học đầy nhân văn nhưng lại rất trí tuệ. Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn có nghìn tay để làm và cũng có nghìn mắt để nhìn thấu chúng sinh. Dù thế thời thay đổi với bao nhiêu biến động thì chân lý này cũng không bao giờ thay đổi.
Hai tay Phật Thiên Thủ Nhãn chắp lại, ở giữa có ngọn Mani là biểu trưng cho sự viên mãn. Hình Phật Thiên Thủ Nhãn trên tay luôn cầm các pháp khí mang ý nghĩa biểu tượng cụ thể như sau:
Ngoài pháp khí, ý nghĩa Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn còn được thể hiện qua 42 tay cứu độ chúng sinh tại 25 cõi, trải qua nhiều thăng trầm để đạt tới được sự giác ngộ. Còn những cánh tay chỉ xuống thể hiện sự vô úy thị.
Tượng Thiên Thủ có 5 tầng là Pháp thân, Báo Thân và 3 tầng còn lại chính là Hóa Thân.
Phật có tổng cộng 9 khuôn mặt. Trong đó 3 khuôn bên trái tượng trưng cho bình đẳng trí; 3 khuôn bên phải đại diện cho thuyết pháp quan sát; 3 khuôn ở giữa tượng trưng cho Đại viên cảnh trí.
Đức Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn còn được biết đến là Phật độ mệnh cho những người tuổi Tý. Vì thế, để giúp hóa giải những điều xui xẻo trong cuộc đời, người tuổi Tý được khuyên nên đeo hoặc mang theo mặt Phật bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn bên người. Nếu có điều kiện, nên mua mặt phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bọc vàng trông sang trọng và có độ bền cao hơn.
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Phật Chuẩn Đề và Thiên Thủ Thiên Nhãn do tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề và Thiên Thủ Thiên Nhãn nếu nhìn lướt qua thì khá giống nhau. Tượng Chuẩn Đề có nhiều phiên bản và có số lượng tay khác nhau như 16, 18, 32 hay thậm chí 80 tay. Tuy nhiên lại chỉ có duy nhất 1 đầu nên rất dễ để phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề.
Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Phật tượng trưng cho tấm lòng bao dung, từ bi, bác ái. Ngày giúp chúng sinh giác ngộ chân lý, tai qua nạn khỏi, xoa dịu những nỗi bi ai. Đồng thời mang đến niềm vui và sự lạc quan, bình yên trong cuộc sống. Khi quyết định thờ tượng Ngài, gia chủ cần biết cách thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đúng như sau:
Người tâm không thiện chỉ nghĩ Phật Thiên Thủ Bồ Tát có phép lạ và khẩn cầu được ban cho nhiều thứ. Tuy nhiên, đạo Phật không dạy con người chỉ biết khẩn cầu. Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn dạy con người ta phải tự cứu lấy mình, tự thay đổi vận mệnh và biết giúp đỡ những người xung quanh.
Nhiều người còn cài hình nền Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn vào điện thoại hay máy tính để nhắc nhở bản thân sống đẹp, sống tốt hơn mỗi ngày.