Chấp kích, bát bửu, bán bộ chấp kích bát bửu cho đình chùa giá rẻ chất lượng

Chấp kích, bát bửu, bán bộ chấp kích bát bửu cho đình chùa giá rẻ chất lượng

Đồ đồng Việt bán buôn bán lẻ, bát bửu chấp kích, 8 binh khí, bát đao bày trong đền chùa, đúc đồng thủ công, đồ thờ cúng. Kích thước: Cao 25cm, 35cm. Chất liệu: Đồng vàng. Bộ bát bửu bày trên bàn thờ cao 25cm, hoặc 35cm đồng vàng. Bộ bát khí được hun màu đen, dành cho ai thích sự cổ kính, chấp kích bát bửu đình chùa

  • 0
  • Liên hệ
  • 703
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Ý nghĩa của Chấp kích bát bửu

Chấp kích Bát bửu là một trong những mô típ trang trí trong các cơ sở thờ tự của người Trung Hoa, và được truyền vào Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XVII. Nơi thể hiện đầu tiên của hình tượng bát bửu ở Việt Nam là chùa Bút Tháp (tên chữ là Ninh Phúc tự), huyện Thuận Thành.

Nhưng phải đến thời Nguyễn, hình tượng bát bửu mới được thể hiện nhiều ở các cơ sở thờ tự trong dân gian (đặc biệt là ở các ngôi đình làng) và ở các kiến trúc cung đình.

Từ kết quả tìm hiểu các bộ bát bửu, chúng tôi xin tạm chia ra có ba loại trưng bày bát bửu trong ba loại cơ sở thờ tự. Đó là loại bát bửu trong các ngôi chùa của Phật giáo, loại bát bửu trong các văn miếu của Nho giáo và các ngôi đạo quán của Đạo giáo, loại bát bửu trong các ngôi đình của tín ngưỡng thờ Thành hoàng.

 

chấp kích

 

Bộ bát bửu

1. Loại bát bửu trong các ngôi chùa của Phật giáo

Tại các ngôi chùa, bộ bát bửu được mô tả dưới các hình thức: lá đề, tù và, tàn lọng, cờ, hoa sen, nậm nước cam lộ, cá và dây kết nút; hoặc: bánh xe pháp, tù và ốc, tàn lọng, hoa sen, chữ “vạn”, độc lư bốn chân, dây kết nút.

Tìm hiểu những hình tượng có trong bộ bát bửu trong chùa trên đây, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa mà chúng muốn biểu đạt là: hình lá đề tượng trưng cho sự giác ngộ; hình tượng hoa sen thể hiện ước muốn về miền cực lạc; bánh xe pháp tượng trưng cho sự nghiệp chuyển pháp luân của đức Phật (hình thức này, đầu tiên nằm trong tay các tượng Phật, sau, được chuyển sang nhiều mô típ trang trí khác, trong đó có hình thức bát bửu); hình chữ “vạn” biểu thị cho sự tốt lành, cũng có nghĩa là công đức viên mãn, cũng có nghĩa là hải vân cát tường, (hình tượng này đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, sau này mới truyền sang Trung Quốc, Việt Nam,...); hình tượng nút dây có bố cục chặt chẽ, hoạ tiết mềm mại, có ý nghĩa cuộc đời có nhiều phiền não, cần được cởi bỏ.

Hình tượng bình nước cam lộ biểu thị cho sự cứu độ chúng sinh của đức Phật Như Lai. Còn các hình tượng khác, như: tù và ốc, tàn lọng, cá, độc lư bốn chân,... không phải chỉ có ở chùa mà có thể có mặt ở những cơ sở thờ tự khác nữa

 

 

2. Bộ bát bửu có ở một số văn miếu của Nho giáo và đạo quán của Đạo giáo Văn miếu là cơ sở thờ tự của đạo Nho, đạo quán là cơ sở thờ tự của Đạo giáo.

Tại đó, bộ bát bửu cũng được trưng bày một cách trang trọng, ở vị trí trạng trọng. So với bộ bát bửu được trưng bày ở chùa, bộ bát bửu ở đó có một số điểm khác. Tại các văn miếu của đạo Nho và đạo quán của Đạo giáo, bộ bát bửu có những đồ vật sau đây:

- Quyển sách: là vật dụng quan trọng nhất của nhà Nho, vì ở đó nó chứa đựng và chuyển tải tư tưởng của các bậc Thánh hiền, vì vậy, sách là biểu tượng cho sức mạnh của nhà Nho.

Biểu tượng quyển sách bao giờ cũng được đi kèm với cuốn thư, bút lông.

- Đàn: là vật biểu thị cho thú vui tao nhã của nhà Nho. Nó thường được đi kèm với bầu rượu, túi thơ.

- Quạt lông: biểu tượng của thú tiêu dao, nhàn tản của nhà Nho, của bậc vương giả. Cũng như cây đàn, quạt lông có nguồn gốc từ bộ bát bửu của cơ sở thờ tự của đạo Lão.

- Khánh: biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Ngoài ra, bộ bát bửu của một số văn miếu còn có lẵng hoa, ô trám, sáo, tù và, bầu rượu,... vốn có nguồn gốc từ tập quán thờ tự, trưng bày của đạo Lão, đạo Phật và tín ngưỡng dân gian.

3. Bộ bát bửu tại cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian. Cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian là các ngôi đình, đền, miếu. Bộ bát bửu ở những nơi thờ tự này thường có: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác.

Vì bộ bát bửu này phần nhiều là những loại vũ khí biểu tượng cho sức mạnh vũ lực, nên đôi khi người ta còn gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ. (Thực ra, gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ, chỉ khi nào những loại binh khí này được bày trong phủ đường của các viên quan đứng đầu phủ, đầu tỉnh, và bày trên một giá gỗ hình giẻ quạt, với mục đích là để thể hiện quyền uy, còn khi chúng được bày ở gian giữa, trước hậu cung trong ngôi đình, đền, miếu theo thế thẳng đứng và cắm trên hai giá thì phải gọi là bộ bát bửu)

Mẫu chấp kích, bát bửu đình chùa được làm bằng đồng thân gỗ, kích thước phụ thuộc theo yêu cầu của khách hàng, quý khách xem mẫu tại Đồ đồng Việt tham khảo rồi đặt hàng để nhận ưu đãi lớn. Giá bán bộ chấp kích rẻ đẹp nhất. Liên hệ với chúng tôi.